1 DeFi là gì

2 Sự khác biệt giữa DeFi và CeFi

3 Ưu điểm của DeFi

4 Nhược điểm của DeFi

5 DeFi gồm các thành phần nào?

6 Các số liệu về DeFi hiện tại

     6.1 Tổng tài sản khoá (TVL)

     6.2 DEX Volume

     6.3 Dapp Volume

7 Tiềm năng của DeFi trong tương lai

8 Các dự án tập trung vào DeFi đang được các “ông lớn" quan tâm tới đâu?

9 Nắm bắt cơ hội trong DeFi

10 Tổng kết

DeFi là gì?
DeFi là viết tắt của Decentralized Finance hay tài chính phi tập trung.
Vậy cụ thể tài chính phi tập trung là gì? Nó có đặc điểm và ưu việt gì?
Đầu tiên mình muốn nhắc qua 1 chút về tài chính truyền thống và nền tài chính tập trung hay còn gọi là CeFi (Centralized Finance).
CeFi là tài chính tập trung, trong đó các thành phần như tổ chức, thị trường giao dịch hay các công cụ đều được quản lý tập trung.
Trong tài chính tập trung luôn đi kèm với cụm từ “custodial" hay uỷ thác. Tức là các tài sản, sản phẩm, dịch vụ trong tài chính sẽ được uỷ thác cho tổ chức nào đó.

Ví dụ: Anh em gửi tiền vào ngân hàng (cho ngân hàng vay) thì tiền đó được uỷ thác cho ngân hàng nắm giữ.
Trong tài chính tập trung CeFi gồm các thành phần:
  • Các tổ chức: Họ có thể là chính phủ, các ngân hàng trung ương, ngân hàng tư nhân, quỹ, các dịch vụ tài chính, quỹ phòng hộ, quỹ hưu trí...
  • Các thị trường: Ví dụ như các sàn giao dịch như sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam, NASDAQ...
  • Các công cụ tài chính: Ví dụ như các sản phẩm phái sinh, các khoản vay, cổ phiếu, nợ...
Các thành phần trên anh em đều rất dễ hình dung với các ví dụ xung quanh chúng ta.
Hạn chế rất lớn của nền tài chính truyền thống đó là tính tập quyền hay tập trung quyền lực. DeFi chính là giải pháp cho việc này.
Vậy tài chính phi tập trung thì sao? DeFi là gì?
DeFi là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở). Trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung.
DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là phi tập trung và minh bạch để tạo nên 1 nền tài chính mở. Trong đó, mọi người đều có thể truy cập và sử dụng nó ở bất kỳ đầu, bất kỳ khi nào mà không chịu sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào cả.
3 đặc điểm của DeFi gồm:
  • Permissionless (tính không cần sự cho phép): Tức là bất kỳ ai ở bất kỳ đâu, thời điểm nào cũng có thể truy cập và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ DeFi mà không bị phân quyền, hoặc bị hạn chế quyền bởi bất kỳ ai.
  • Trustless (tính phi tín nhiệm): Tức là các bên tham gia không cần phải đặt niềm tin về uy tín của nhau. Mà trong DeFi smart contract sẽ hỗ trợ việc này, và tạo nên tính chất trustless.
  • Transparency (tính minh bạch)
Trong DeFi luôn đi kèm với “Non-Custodial" tức là không uỷ thác.
Cũng nhờ vào đặc điểm này của DeFi mà chúng ta thường gọi nó là Open Finance hay tài chính mở.
Mình sẽ lấy 1 ví dụ để anh em dễ hình dung.
Ví dụ 1:
Anh em thực hiện việc vay thế chấp USDT bằng đồng TOMO trên nền tảng Constant. Các số liệu vay sẽ được thực hiện tự động giữa người vay và người cho vay thông qua Smart Contract trên Ethereum.
Khi tới kỳ hạn trả thì khoản vay và lãi giữa 2 bên sẽ được tự động trả hoặc tự động thanh lý nếu người vay không trả được khoản vay trước đó. Việc này Constant cũng không quản lý mà xảy ra trực tiếp giữa 2 người tham gia.
Ví dụ 2:
Sàn phi tập trung Binance DEX. Người dùng trực tiếp lên đó giao dịch với nhau, P2P không có bất kỳ bên trung gian nào kiểm soát Fund của user.

Sự khác biệt giữa DeFi và CeFi
Sự khác biệt lớn nhất giữa tài chính truyền thống và tài chính phi tập trung chính là tính uỷ thác.
Trong tài chính truyền thống hay Traditional Finance: Các tổ chức, thị trường & công cụ tài chính luôn tồn tại trung gian có quyền lực tập trung.
Trong khi đó, DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain là tính minh bạch và phi tập trung để loại bỏ các trung gian này.
Cụ thể:
  • Chính phủ hay ngân hàng (CeFi) sẽ được thay thế bằng các các Blockchain phi tập trung.
  • Các tài sản của CeFi sẽ được thay thế bằng các token nằm trong hệ sinh thái của Blockchain. Chúng phi tập trung.
  • Nhiệm vụ của DeFi là cung cấp quyền truy cập tới các dịch vụ tài chính cho người dùng ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào chỉ cần họ có Internet. Tính mở của DeFi thể hiện ở đây.

Ưu điểm của DeFi
  • Loại bỏ được trung gian quản lý tập quyền. Việc này rất rõ ràng, như mình đã phân tích bên trên. Với việc áp dụng công nghệ Blockchain thì việc loại bỏ các trung gian trở nên rõ ràng. Người dùng có thể biết được tài sản của mình đang ở đâu, hay trạng thái nào.
  • Các ứng dụng DeFi được xây dựng trên nền tảng của các Blockchain, chúng là các mã nguồn mở. Vì vậy, việc nâng cấp hoặc xây dựng và phát triển nhiều ứng dụng DeFi tương đối dễ dàng.
Nhược điểm của DeFi
Tất nhiên DeFi cũng có một số nhược điểm trong thời gian hiện tại:
Các dịch vụ DeFi gắn liền với các tài sản là tiền điện tử, hay các đồng Crypto. Vì vậy, người dùng cần thời gian để tiếp xúc và hiểu cách sử dụng DeFi. Khác biệt hẳn so với sử dụng Fiat trước đây. Đặc biệt một số quốc gia vẫn đang cấm hoặc hạn chế Crypto.
DeFi thực tế là tất cả các dịch vụ tài chính trong nền kinh tế Blockchain xung quanh chúng ta, nó cũng không có gì quá đặc biệt hay đao to búa lớn cả.
Ở phần dưới mình sẽ chỉ ra các thành phần của DeFi để giúp anh em phân loại nó dễ dàng hơn.
DeFi gồm các thành phần nào?
Chúng ta có thể chia tài chính phi tập trung DeFi thành các thành phần sau:
  • Lending Platform (các nền tảng cho vay phi tập trung): Compound, MakerDAO, Cred, Dharma, ETHLend, Constant...
  • Derivatives (các sản phẩm phái sinh phi tập trung): Tokensets, Uma, dydx, Veil, Augur, Market protocol...
  • Payments Platform (các nền tảng thanh toán phi tập trung): Omisego, Helis, Request Network, xDai, Connext...
  • Stable coins (các đồng tiền ổn định phi tập trung): DAI, Terra, Reserve, Ampleforth, Neutral USD, Paxo, True USD...
  • Decentralized Exchange (sàn phi tập trung): Kyber Network, Ren, IDEX, Binance DEX, Bancor, Nash, 0x...

Có thể anh em sẽ thắc mắc là một số sàn cho giao dịch phái sinh như Binance Future, SnapExFTXBitMEX... lại không có trong danh sách Derivatives.
Các sàn mình vừa nhắc tên là các sàn cho giao dịch các sản phẩm phái sinh Crypto, nhưng bản thân họ là các sàn tập trung. Tức là nó được quản lý tập quyền cho các giao dịch trên sàn. Vì vậy, các sàn đó không nằm trong danh sách này.
Kể cả các dự án như NEXO, hay SALT thì họ đều là hình thức Lending trong Crypto, nhưng là hình thức uỷ thác cho tổ chức, nên không xếp vào nhóm DeFi.
Mỗi một thành phần này đều rất rộng lớn và nhiều ứng dụng, sản phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Pi2team sẽ có những series bài viết phân tích và đánh giá về từng chủ đề này. Mời anh em tìm hiểu trong các bài viết tiếp theo
Các số liệu về DeFi hiện tại
Nhắc tới DeFi - tài chính phi tập trung, chúng ta cần phải nhắc tới thông số tài sản lock (TVL) bên trong các dịch vụ DeFi đó. Thông số đó thể hiện mức độ tham gia của user vào các dịch vụ này.
Chúng ta cùng tham khảo số liệu của trang Defipulse trong 1 năm vừa qua về các ứng dụng DeFi của riêng trên Ethereum.
Tổng tài sản khoá (TVL)

Ta thấy Total Valued Locked tăng từ $211M USD lên tới $537.8 M USD, tăng tới 254% đủ để cho thấy sự quan tâm tham gia của người dùng. Đó là chỉ riêng các ứng dụng DeFi trên Ethereum. Ngoài ra còn nhiều nền tảng khác cũng tham gia lĩnh vực này.
Một số liệu khác về tổng tài sản lock TVL của các nền tảng trong DeFi. Ta thấy rằng, ngoài Ethereum thì EOS cũng là 1 Blockchain nền tảng đóng góp nhiều vào lĩnh vực này.

DEX Volume
Ngoài ra, mình muốn nhắc tới các sàn giao dịch phi tập trung DEX. Đây là 1 thành phần góp không nhỏ vào DeFi.

Trong đó, Binance DEX là 1 sàn mới ra mắt giữa năm 2019 tới nay nhưng luôn là sàn DEX top đầu về volume giao dịch.
Dapp Volume
Một mô hình khác là các dự án về swap decentralized cung cấp giải pháp, protocol của họ cho các dự án Dapp DeFi. Từ đó, làm tăng khả năng tương tác của người dùng với các dịch vụ DeFi.
Một ví dụ là Kyber Network, họ không chỉ là sàn DEX mà còn cung cấp giải pháp swap token cho rất nhiều ứng dụng DeFi khác như Fulcrum, Nuo, Trust, InstaDapp, Kyberswap...
Dưới đây là bảng số liệu volume của các ứng dụng trong mạng lưới áp dụng giải pháp của Kyber.


Tiềm năng của DeFi trong tương lai
Ok! Anh em có thể sẽ thắc mắc và đặt ra câu hỏi là "Tiềm năng của DeFi là gì? Ở góc độ nhà đầu tư thì DeFi có đáng để chúng ta quan tâm và kiếm được lời trong tương lai hay không?"
Lợi ích và ưu điểm của DeFi chắc mình không cần phân tích quá nhiều nữa, vì các số liệu và sự vận động của thị trường đang nói lên tất cả. Anh em tham khảo các số liệu ở phần trên để nắm được sự tăng trưởng và ảnh hưởng của DeFi.
DeFi có thể coi là tương lai của tài chính thế giới và nó chính là tiền đề để chúng ta bước vào nền Tài chính mở Open Finance.
Anh em có thể tham khảo thêm số liệu của Helis Network cung cấp về tiềm năng tương lai của các dịch vụ DeFi trong Payments, Loans và Derivatives.

Dựa vào số liệu trên ta thấy, thị phần của payments, Loans và Derivatives trong DeFi còn đang rất nhỏ so với tiềm năng thực tế của nó.
Các dự án tập trung vào DeFi đang được các “ông lớn" quan tâm tới đâu?
Theo mình quan sát thì Coinbase là 1 trong những tổ chức đi đầu trong việc đầu tư vào các dự án DeFi trong lĩnh vực Crypto này. 
Hướng đi của họ là muốn xây dựng 1 hệ sinh thái kinh tế mở trên toàn thế giới bằng cách đầu tư vào các dự án tài chính phi tập trung.

Ở danh sách trên ta thấy một số dự án quen thuộc trong lĩnh vực này như:
  • Dharma, Compound: Nền tảng Lending phi tập trung.
  • Reserve: Dự án về stablecoin phi tập trung.
  • Matic: Blockchain Protocol nâng cao hiệu suất của các ứng dụng Dapp trên Ethereum bằng cách tạo ra các sidechain tập trung vào DeFi.
  • UMA: Dự án về phái sinh phi tập trung.
  • Opensea: Marketplace cho thị trường trao đổi các vật phẩm Crypto collectibles.
Note: Coinbase là dịch vụ cung cấp ví tiền điện tử top đầu hiện nay trong thị trường này. Họ cũng là 1 trong những sàn giao dịch lớn nhất tại Hoa Kỳ.
Sự quan tâm của Coinbase tới DeFi không phải ngẫu nhiên, nó phản ánh tiềm năng của lĩnh vực tài chính phi tập trung này trong thời gian tới đây.
Ngoài ra, Huobi là sàn giao dịch lớn khác trên thế giới cũng ra mắt hẳn Public Blockchain riêng của họ mang tên Huobi Finance Chain tập trung vào các dịch vụ tài chính phi tập trung DeFi.
Nervos (CKB) dự án gần đây nhận được nhiều sự quan tâm của anh omem, chính là 1 trong số dự án nổi bật và đầu tiên được hỗ trợ bởi Huobi Finance Chain. Dự án này cung cấp các giải pháp về bảo mật và cơ sở hạ tảng liên quan tới DeFi.
Binance cũng thể hiện sự quan tâm tới DeFi của họ bằng 2 bài báo cáo phân tích về DeFi. Hiện tại, họ chưa thể hiện động thái cụ thể trong lĩnh vực này. Nhưng mình tin 1 ông lớn như Binance sẽ không đứng ngoài cuộc.
Nắm bắt cơ hội trong DeFi
Vậy tóm lại chúng ta cần làm gì để nắm bắt cơ hội này?
Các ứng dụng và model DeFi quanh chúng ta vẫn còn mới, chưa rõ ràng và còn nhỏ lẻ.
Ở giai đoạn này, các ứng dụng DeFi nhỏ lẻ đang bắt đầu được quan tâm như stable coins, lending platform Compound, Dharma, Cred, Constant...
Chúng ta cần 1 ai đó đứng ra “form" lại các dự án này lại để tạo nên model hoạt động chung cho tất cả chúng. Vì vậy, giai đoạn này anh em có thể quan tâm tới các dự án platform cho DeFi. Từ đó, các protocol hay Dapp khác có thể tích hợp và xây dựng trên các platform này để mở rộng hệ sinh thái DeFi.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn